Nguyên nhân lây nhiễm Liên_cầu_khuẩn_lợn

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt heo thiếu an toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác.[6] Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau:

Từ đường ăn uống

Khi ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, cháo lòng lợn bị bệnh liên cầu nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.[5]Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn. Những thức ăn như, lòng, dồi, tiết canh… luôn luôn có vi trùng liên cầu khuẩn lợn. Trong khi đó nhiều khi thức ăn này không được nấu chín, nên dễ dẫn đến việc lây bệnh các món ăn như tiết canh, huyết xào, dồi trường luộc chưa kỹ, lòng lợn... Qua điều tra dịch tễ 100 trường hợp nhiễm bệnh liên cầu lợn ở phía nam Việt Nam đã xác định 70% có liên quan tiếp xúc trực tiếp với lợn, do ăn lòng lợn, tiết canh.[3]

Nếu lợn nhiễm khuẩn (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi thực phẩm đó không được nấu chín kỹ (tiết canh, nem chua, nem chạo…), những người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao (sống được 10 phút ở nhiệt độ 60oC).[2] Trong các món ăn đó, tiết canh là món chính lây bệnh liên cầu khuẩn lợn sang người, hầu hết bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ bao gồm cả tiết canh, nem chua, nem chạo, trong đó có khoảng trên 30% bệnh nhân hay ăn tiết canh[7][8] Đặc biệt khi ăn tiết canh lợn là nơi chứa nhiều vi khuẩn liên cầu lợn nên sẽ tấn công rất nhanh, 16 giờ sau khi ăn là phát bệnh. ngoài ra cháo lòng cũng là món truyền bệnh sau tiết canh.[5]

Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc

Những người có các vết thương, sây sát ở da nhưng lại tiếp xúc với máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ lợn, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh. trong quá trình chế biến, tiếp xúc trực tiếp (vệ sinh chuồng trại, giết mổ) cũng có thể lây nếu có các vết xước chân, tay (ở nhiệt độ 25oC, khuẩn này sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân).[2] Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương rách da nhỏ, vết trầy xước, lở niêm mạc chân răng… hoặc tiếp xúc với con lợn nhiễm bệnh bằng cách chăm sóc, giết mổ, chế biến mà bị xây xước chân tay[7]

Bình thường loại vi khuẩn này có sẵn trong cổ họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp, sinh dục của lợn. Khi chúng mắc bệnh - nhất là bệnh tai xanh, hệ miễn dịch suy giảm và đây là dịp cho loại vi khuẩn này có cơ hội phát triển mạnh. Người tiếp xúc trực tiếp lợi bệnh sẽ bị lây qua các vết thương trên.[3] Vi khuẩn liên cầu lợn bình thường vẫn khu trú sẵn trong họng con lợn. Khi lợn mắc bệnh tai xanh do virus gây ra (thường gây bệnh ở lợn nái, lợn con và lợn đực đang trong giai đoạn sinh sản), sức đề kháng của con lợn bị suy giảm, đây chính là nguyên nhân làm bùng phát bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.[9]

Một cuộc nghiên cứu cho thấy, 40% trường hợp mắc bệnh được xác định do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang mầm bệnh, 60% không xác định được. Bệnh nhân mắc đa số độ tuổi trung niên từ 40-60, trong đó 80% là nam giới. Một số người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do tiếp xúc với con lợn mắc bệnh, lây truyền chủ yếu qua vết thương xây xát trên da. Chính vì vậy, tỉ lệ nhiễm liên cầu lợn cao nhất ở người trực tiếp chăn nuôi và người giết mổ lợn.[9]Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất ngoài những người tiếp xúc trực tiếp với lợn, chăn nuôi, giết mổ còn có buôn bán, vận chuyển lợn. Những người nội trợ cũng có nguy cơ do tiếp xúc với thịt lợn và các sản phẩm từ lợn trong quá trình nấu nướng, chế biến hằng ngày.[3] Bệnh nhân nam ở Việt Nam là chủ hàng bán lòng lợn, tiết canh

Người cũng có thể bị bệnh qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_cầu_khuẩn_lợn http://dantri.com.vn/c7/s7-480374/cao-diem-dich-li... http://dantri.com.vn/c7/s7-514341/them-nhieu-nguoi... http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Benh-lien-cau-khuan-... http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nhiem-khuan-lien-cau... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100503/benh-do... http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=128... http://www.giaoducsuckhoe.soctrang.gov.vn/index.ph... http://giadinh.net.vn/20110907082139546p0c1011/an-... http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/550594/Duong-lay-... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/21802/nguyen-nhan...